Cho đi yêu thương hạnh phúc tự tìm đến
Lạc quan vui vẻ bệnh tật rồi sẻ qua

Xem phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca



Phóng sự về Chùa Cổ Thạch qua ống kính Truyền hình Tỉnh

Cúng Dường là gì? Ý nghĩa của việc Cúng Dường

(Thứ sáu, ngày 16/12/2022)

Cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay dâng lên những lễ vật như thức ăn, hương, hoa, đèn, kinh sách, giáo thuyết,... Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát hay các vị Cư Sĩ Tăng Ni trong Chùa để tỏ lòng biết ơn. Biết ơn Đức Phật đã từ bỏ cuộc sống vua chúa trong hoàng cung đi tìm chánh đạo, truyền dạy lại cho chúng sanh nương theo chánh pháp để được giải thoát. Biết ơn các vị Cư Sĩ Tăng Ni đã lưu giữ và truyền dạy lại chánh pháp đó cho chúng sanh biết và tu tập theo, biết ơn các vị đã luôn hướng về lợi ích cho chúng sanh.



Cúng Dường cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy. Tại nhiều chùa, Phật tử cúng dường hương hoa là để tỏ lòng cung kính Phật. Khi cúng dường hoa, chúng ta nên nghĩ rằng hoa này rồi sẽ héo úa và hoại diệt đi, chúng ta rồi cũng sẻ như vậy, không có một thứ gì trên đời này đáng cho ta bám víu. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ quyết tâm hết lòng dụng công tu hành. Tuy nhiên, trong các pháp cúng dường lên chư Phật, Pháp Thí là cao tột. Pháp thí có nghĩa là dạy Phật pháp giúp người khác diệt khổ, giải quyết những vấn đề tâm linh để đưa họ đến giác ngộ và giải thoát. Thuyết pháp hay ban bố chân lý Phật pháp, là một trong những pháp cúng dường. Cúng dường pháp là pháp cúng dường cao tột vì nó giúp người nghe có cơ duyên vượt thoát luân hồi sanh tử để đạt tới Phật quả. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng cách cúng dường cao quý nhất đến với Đức Phật là thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp.

Có một vài người không hiểu được ý nghĩa của việc cúng dường trong đạo Phật, nên vội vàng kết luận rằng đạo Phật là một tôn giáo thờ ngẫu tượng. Họ đã hoàn toàn sai lầm. Trước khi nhập Đại Niết Bàn giữa rừng Sa La tại thành Câu Thi Na, Đức Phật đã 80 tuổi, ngắm nhìn những bông hoa rơi rắc cúng dường Ngài lần cuối, Ngài đã nói với A Nan: “Như thế không phải là kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai. Này A Nan, nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay nam nữ cư sĩ nào thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp thì người ấy đã kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai, với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, nầy A Nan, hãy thành tựu chánh pháp, hãy sống chân chánh trong chánh pháp và hành trì đúng chánh pháp. Nầy A Nan, các người phải học tập như vậy.” Lời khuyến hóa sống tùy thuận chánh pháp nầy của Đức Phật đã chỉ rõ cho thấy rằng vấn đề tối trọng yếu vẫn là tu tập tâm và chánh hạnh trong lời nói và việc làm, chứ không phải đơn thuần cúng dường hương hoa đến bậc Giác Ngộ. Sống chân chánh theo Giáo Pháp là điều mà Đức Như Lai thường xuyên nhấn mạnh.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Nguồn tham khảo: phatgiao.org.vn

Kinh
Sách

Trì
Chú

Hoc
Phật

Niệm
Phật

Đạo
Và Đời

Cúng
Dường