Sự nóng giận giống như ngọn lửa trên tay
Trước khi ném nó cho người khác thì tay mình đã bị bỏng
Chùa Cổ Thạch
Lịch Sử
Thông Tin
Săn Rêu
Bãi Đá 7 Màu
Đồi Cát
Mũi La Gàn
Tiện Ích
Đặt Phòng
Nhà Nghỉ
Khách Sạn
Đặt Tiệc
Nhà Hàng
Quán Ăn
Mua Sắm
Kết Nối
Du Lịch
Ẩm Thực
Liên Hệ
Xem phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Phóng sự về Chùa Cổ Thạch qua ống kính Truyền hình Tỉnh
Pháp Tu Niệm Phật - Niệm Phật Để Giải Thoát
(Chủ Nhật, ngày 27/11/2022)
Niệm Phật là một pháp Tu trong Tịnh Độ Tông, một tông phái Phật giáo. Niệm Phật là gì? Trước hết Quý Quan Khách và Phật Tử cần hiểu rõ hai chữ
Niệm
là gì và
Phật
là gì.
-
Niệm
là nghĩ, là nhớ về ai đó. Chữ NIỆM trong Hán Văn là chữ tượng hình được ghép từ 2 chữ: Chữ KIM ở trên và chữ TÂM ở dưới (念), chữ KIM có nghĩa là hiện tại. Vậy, chữ
Niệm
làm chúng ta hiểu rằng nên dùng TÂM hiện tại nghĩ về ai đó.
-
Phật
là cái thiện, là những bản tính tốt đẹp trong người của chúng ta, là cái làm cho chúng ta cảm thấy An Lạc, Thanh Tịnh.
Vậy
Niệm Phật
là giữ tâm hiện tại nhớ về cái thiện trong người, là giữ tâm mình Tịnh. Không để những lo âu, phiền muộn lay động, không nghĩ về những cái hờn giận, thù ghét - sân si trong cuộc sống. Nếu cứ nghĩ, cứ nhớ về những cái đó, thì chúng ta cũng vẫn đang Niệm, nhưng không phải Niệm Phật, mà là Niệm cái khổ, cái Ác. Thì khi đó, chính chúng ta tự làm khổ mình.
Khi giữ được tâm mình Tịnh rồi, thì chúng ta bắt đầu Niệm đến danh hiệu của các bậc Giác Ngộ. Mỗi vị đều có một hình tướng, nguyện hạnh riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng yêu thương chúng sanh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy. Vì vậy trong khi niệm Phật, chúng ta nên phát tâm thương yêu chúng sanh để gieo hạt giống từ bi cho mình.
Vậy tại sao chúng ta nên niệm Phật. Tâm chúng ta bị vô minh làm mờ đục, chẳng khác gì nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn cho nước đục kia hóa ra trong, không có phương pháp nào hay hơn là gia một chút phèn vào, thì các chất dơ bẩn ngầu đục kia dần dần lắng xuống, bấy giờ nước đục trở nên trong sạch.
Phương pháp niệm Phật cũng vậy, có công năng trừ phá các vọng niệm đen tối ở nơi tâm của chúng ta, làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt, chẳng khác gì chất phèn làm cho nước trở nên trong sạch.
Tâm chúng ta rất điên đảo, không bao giờ dừng nghỉ. Kinh thường nói: "Tâm viên, ý mã", nghĩa là "tâm" lăng xăng như con vượn nhảy từ cành nầy qua cành khác, và "ý" như con ngựa chạy lung tung luôn ngày suốt buổi. Làm sao cho tâm ý chúng ta đừng nghĩ điều xấu? Chỉ có một cách là hãy để tâm nghĩ những điều tốt lành, hay đẹp. Niệm Phật chính là nhớ nghĩ đến những hành động, ý niệm trong sáng, những đức tánh thuần lương. Càng niệm Phật nhiều, thì ít niệm ma. Ma ở đây là tất cả những gì xấu xa đen tối, làm hại mình hại người. Vì thế chúng ta nên luôn luôn niệm Phật.
Một câu
Niệm Phật
có thể gồm thâu cả 3 tạng kinh điển, hết thảy thần chú, cùng là các pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng... Ðức Phật Thích-Ca Mâu-Ni có dạy rằng: "Sau khi Phật nhập diệt, về thời kỳ mạt pháp, đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di Ðà lưu truyền lại độ trăm năm rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ "Nam mô A Di Ðà Phật", mà đủ năng lực đưa chúng sinh về cõi Cực lạc".
Lời Phật nói không sai, bằng chứng là có nhiều nhân vật chuyên trì một câu niệm Phật, mà biết được ngày giờ và thấy được điềm lành trước khi vãng sinh. Như ngài Tổ Huệ Viễn, trong mười năm niệm Phật, ba lần thấy đức A-Di Ðà xoa đầu.
Trong lúc
Niệm Phật
đôi khi tâm của mình cũng bị xao nhãng bởi một lý do nào đó, thì phần thuyết giảng của thầy Thích Pháp Hoà như video bên dưới sẻ chỉ cho chúng ta cách niệm sao cho định tâm.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Pháp thoại
Niệm Phật
: Thuyết giảng thầy Thích Pháp Hoà
Kinh
Sách
Trì
Chú
Hoc
Phật
Niệm
Phật
Đạo
Và Đời
Cúng
Dường
↑