CHÚNG SANH CÓ VÔ BIÊN NGIỆP CHƯỚNG TRẦN LAO
THÌ PHÁP PHẬT CŨNG VÔ BIÊN ĐỂ ĐỐI TRỊ VỚI những TẬT TÁNH ĐÓ

Xem phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca



Phóng sự về Chùa Cổ Thạch qua ống kính Truyền hình Tỉnh

Kinh Phật là gì? Làm Thế Nào Để Hiểu Được Giáo Lý Đạo Phật

(Thứ tư, ngày 21/12/2022)

Kinh Phật hiểu đơn giản là những lời dạy, giảng pháp của Đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát, được các vị đệ tử của Ngài truyền thừa lại nhờ truyền thống tụng đọc thuộc lòng rồi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và khi có hệ thống chữ viết mới ghi chép lại dạng văn bản.

Từ Kinh theo nghĩa đen được hiểu là sợi tơ thẳng, xuyên suốt. Còn sách Phật cũng gọi là kinh vì có tác dụng giáo hóa xuyên suốt chúng sanh bằng lời giảng dạy của Đức Phật, phù hợp cả về mặt đạo lý và trình độ của người nghe. Khi đọc kinh, chúng ta thường thấy các chữ bắt đầu như: “Tôi nghe như vầy”, hay “Như vậy tôi nghe”. Danh xưng tôi ở đây là chỉ tôn giả A-Nan (em họ của Đức Phật), người luôn theo sát bên Như Lai để chăm sóc, phụng dưỡng Ngài, và cũng trực tiếp được nghe lời Phật giảng dạy, sau đó thuật lại bằng cụm từ “Tôi nghe như vầy”. Nghĩa là câu nói ấy xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói.

Kinh Phật giúp chúng sanh phát triển đạo đức, phát sinh trí tuệ, nuôi lớn thiền định, giúp cho người tụng đọc đạt được an lạc và hạnh phúc. Cổ nhân thường nói, Kinh Phật có tạm vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới. Chúng sanh thì vô biên nghiệp chướng trần lao và nhiều tật tánh, nhưng cũng tựu chung lại trong tám vạn bốn ngàn. Ý nói là chúng sanh có vô biên nghiệp chướng nhưng pháp Phật cũng vô biên để đối trị lại những tật tánh đó, giúp chúng sanh không còn những phiền não, tham sân si, từ đó giải thoát sinh tử luân hồi. Như chúng sanh bỏn sẻn thì Phật dạy bố thí, chúng sanh mê chấp thì Phật dạy tu huệ, chúng sanh si mê thì Phật dạy thiền định, chúng sanh lầm lạc thì pháp Phật là đèn trí huệ sáng soi trong mọi tâm hồn đen tối, làm cho họ gần gũi Chánh pháp mà thoát hóa luân hồi, tu tập nhịp nhàng để đạt được nếp sống an nhiên thanh tịnh…

Làm thế nào để thông hiểu được giáo lý của Đức Phật?


Trong ba kho tàng văn học của Phật Giáo, bao gồm: Kinh, Luật, Luận. Thì Kinh tạng như đã nói trên, còn Luật tạng chính là nền móng đạo đức vững chắc để bảo tồn Giáo Hội Thiêng Liêng (Tăng Đoàn) trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Phần lớn Luật tạng đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Luật tạng nêu rõ đầy đủ lý do vì sao và trường hợp nào mà Đức Phật đặt ra một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối của chư Tăng, Ni. Ngoài ra, lịch trình phát triển Phật Giáo từ thở ban sơ, sơ lược đời sống và chức nhiệm của Đức Phật, và những chi tiết về ba lần kết tập Tam Tạng Kinh Điển cũng được đề cập trong Luật tạng. Còn Luận tạng thì thâm diệu và quan trọng nhất trong toàn thể giáo pháp, vì đây là phần triết lý cao siêu, so với Kinh tạng thì giản dị hơn. Đây là tinh hoa của Phật Giáo, diễn tả mối tương quan của luật nhân quả với đầy đủ chi tiết. Đối với bậc thiện tri thức muốn tìm chân lý, Luận tạng là bộ sách chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một bộ khải luận vô giá. Ở đây có đủ thức ăn tinh thần cho học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật Tử. Luận tạng không phải là sách để đọc qua cầu vui hay giải trí.

Nói tóm lại, nếu bạn là một người cầu đạo hay Phật Tử tại gia muốn tìm lại đời sống tâm hồn thuần khiết cho mình thì hãy hành trì theo chánh pháp mà trong Kinh Tứ Diệu Đế đã giảng dạy. Còn nếu bạn là người thiện trí thức muốn mở mang trí tuệ để hiểu hết giáo lý của Đức Phật thì hãy tìm đọc ba kho tạng văn học Phật Giáo.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kinh
Sách

Trì
Chú

Hoc
Phật

Niệm
Phật

Đạo
Và Đời

Cúng
Dường