Sự nóng giận giống như ngọn lửa trên tay
Trước khi ném nó cho người khác thì tay mình đã bị bỏng
Chùa Cổ Thạch
Lịch Sử
Thông Tin
Săn Rêu
Bãi Đá 7 Màu
Đồi Cát
Mũi La Gàn
Tiện Ích
Đặt Phòng
Nhà Nghỉ
Khách Sạn
Đặt Tiệc
Nhà Hàng
Quán Ăn
Mua Sắm
Kết Nối
Du Lịch
Ẩm Thực
Liên Hệ
Xem phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Phóng sự về Chùa Cổ Thạch qua ống kính Truyền hình Tỉnh
Tứ Diệu Đế - Tứ Thánh Đế
(Thứ bảy, ngày 17/12/2022)
Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế là bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật đã truyền dạy lại cho 5 anh em ông Kiều Trần Như tại vườn lộc uyển sau khi Người Thành Đạo. Bài pháp này được coi là cốt tủy, là xương sống của toàn bộ giáo pháp của Phật Pháp. Tất cả giáo pháp của Đức Phật sau này đều là sự phát triển mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ Diệu Đế.
Đây là một bài pháp sống động, thực tiễn, dựa trên kinh nghiệm giác ngộ mà chính Đức Phật đã trải qua sau quá trình suốt 6 năm tìm Thầy học đạo và 5 năm tu khổ hạnh. Toàn bộ bài Pháp này trực tiếp hướng về nhân sinh, giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách của loài người, vì vậy, nó có giá trị vô cùng lớn lao đối với xã hội thời bấy giờ và vẫn còn là liều thuốc vô giá cho loài người hàng ngàn năm sau cho tới tận ngày nay.
Tứ Diệu đế chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp thực hành dẫn đến việc chấm dứt khổ đau. Giáo lý này bao hàm đầy đủ cả hai mặt lý thuyết và thực hành.
1. Khổ Đế:
là sự thật về bản chất đau khổ của đời sống. Chỉ tất cả những gì mà mình không ưa thích, khiến mình khó chịu đựng, khó kham nhẫn, làm mình mệt mỏi căng thẳng, chán nản, đau đớn và muốn chối bỏ, xua đuổi. Như nỗi khổ từ khi sinh ra cho đến khi già yếu, bệnh tật và qua đời. Đây là những nỗi khổ về thân, những đau đớn về mặt thể xác mà chúng ta có thể thấy rất rõ sự trải nghiệm ở chính bản thân mình. Bên cạnh đó cũng có nỗi khổ về tâm. Thực tế là tâm chúng ta luôn luôn bất an do sự chi phối của các cảm xúc tiêu cực như tham lam, giận dữ, si mê thiếu trí tuệ… Tâm tham khiến chúng ta luôn mong cầu những thứ mà ta không có được
(tham ở đây muốn nói là có được cái này, thì muốn có cái khác, muốn có nhiều hơn nữa, chứ không phải không cho mọi người phấn đấu có cuộc sống sung túc, khá giả, tốt đẹp hơn)
. Ngược lại, ta chẳng hề trân trọng và biết đủ với những gì mình đang có. Tâm chấp ngã khiến ta dễ dàng giận dữ, đau khổ trước những nghịch cảnh trái ý, không như mong muốn của chúng ta. Cuộc sống cứ thế xoay vòng luẩn quẩn của sự bất mãn không nguôi.
Đức Như Lai đã khái quát bốn nỗi khổ về tâm gồm:
- Khổ vì mong cầu mà không có được
- Khổ vì yêu thích mà phải xa lìa
- Khổ vì không ưa mà phải gặp gỡ, chung sống
- Khổ vì năm ấm hưng thịnh (hay ngũ ấm, ngũ uẩn), tức là năm yếu tố ngăn che, chướng ngại làm cho trí tuệ chân thật của chúng ta không hiển lộ ra được, năm yếu tố đó là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Vì năm ấm hưng thịnh nên những nhu cầu dục lạc, các xúc tình tiêu cực, hưng thịnh của năm ấm mà càng phát khởi mạnh mẽ khiến chúng ta nhận về càng nhiều khổ đau.
2. Tập Đế:
là chân lý chỉ bày nguyên nhân của khổ đau. Để tận diệt được quả khổ, chúng ta phải tiêu trừ được cái nhân của nó đó chính là vô minh. Vô minh là cội nguồn của tham, sân, si lôi kéo con người tạo nghiệp để rồi tái sanh và chịu quả khổ.
Tham lam, giận dữ và si mê thiếu trí tuệ là ba phiền não căn bản khiến con người luôn trầm luân và khổ đau. Chúng ta cứ bám chấp vào cái tôi và tất cả những gì chúng ta cho rằng thuộc về tôi. Như: tôi nói vậy là đúng, tôi hành xử như vậy là đúng, tại sao tôi phải vì mọi người, hay tại sao tôi phải nhường cho người khác,… Sự tin tưởng một cách sai lầm vào cái tôi này khiến chúng ta phân biệt giữa ta với người, phân biệt địa vị trong xã hội,… từ đó hình thành nên sự ích kỹ, từ sự ích kỹ hình thành nên mọi yêu ghét, buồn vui, tham lam, giận dữ, thù ghét làm cho chúng ta gây tạo các ác nghiệp (các hành động xấu xa). Quy luật Ngiệp nói rằng tất cả mọi hành động của thân (làm gì), khẩu (nói gì), ý (nghĩ gì) với động cơ nhất định sẻ đem lại kết quả sau này. Đây là quy luật tự nhiên, chi phối tất cả không loại trừ một ai. Đồng thời nó bao trùm khắp cả ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai (tương lai). Nên một nghiệp tạo tác thiện lành sẻ đem lại một kết quả tốt đẹp về sau. Trái lại, một nghiệp tạo tác xấu xa thì sẻ đem đến kết quả xấu sau này. Với quy luật nghiệp hoàn toàn khách quan, công bằng như vậy chúng ta thấy rõ mình là chủ nhân của chính số phận bản thân mình, hoàn toàn không có Thượng Đế hay đấng siêu hình nào đó ban phúc hay giáng họa.
3. Diệt Đế:
là sự kết thúc, chấm dứt phiền não, khổ đau. Diệt đế còn đồng nghĩa là Niết bàn, không bị sanh tử luân hồi ràng buộc. Niết bàn là sự thanh tịnh và hành phúc tuyệt đối khi tâm ý vắng mặt tham sân si. Đức Phật và các vị Bồ Tát, A La Hán đã đạt đến Niết bàn ngay trong đời sống này. Điều đó nghĩa là Niết bàn nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn là không còn tạo nghiệp và không còn tái sanh, đạt đến sự giác ngộ thành Phật.
4. Đạo Đế:
là con đường hướng đến giác ngộ Niết bàn, chấm dứt khổ đau đưa đến hạnh phúc chân thật. Con đường đó bao gồm trí tuệ nhìn nhận bản chất của cuộc sống, bát chánh đạo, ba phẩm chất trí tuệ (lắng nghe, suy ngẫm và thực hành thiền định). Ở đây xin đi chuyên sâu vào tu tập theo
Bát Chánh Đạo
. Đó là những chỉ dẫn của Đức Phật về cách thực hành tu tập nhằm đưa chúng ta thoát khỏi mọi bám chấp và vọng tưởng mê lầm, giúp hiển lộ trí tuệ hiểu biết đúng đắn. Tám khía cạnh thực hành khác nhau có mối quan hệ tương hỗ mật thiết và cần được thực hành đồng thời.
Để hiểu rõ hơn về Bát Chánh Đạo, mời Quý Quan Khách và Phật Tử truy cập link bài viết dưới đây:
Tìm hiểu về Bát Chánh Đạo
Tổng hợp
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kinh
Sách
Trì
Chú
HỌc
Phật
Niệm
Phật
Đạo
Và Đời
Cúng
Dường
↑